Di chuyển ứng dụng sang Android 13

Tài liệu này cung cấp thông tin tổng quan về các giai đoạn phát triển và kiểm thử điển hình có thể giúp bạn lập kế hoạch để chuẩn bị sẵn sàng sao cho phù hợp với tiến trình phát hành nền tảng và đảm bảo trải nghiệm chất lượng cao cho người dùng trên Android 13.

Với mỗi bản phát hành Android, chúng tôi giới thiệu các tính năng mới cũng như thay đổi về hành vi nhằm giúp Android trở nên hữu ích, an toàn và hiệu quả hơn. Trong nhiều trường hợp, ứng dụng của bạn sẽ hoạt động chính xác như mong đợi khi ngay khi mở hộp, còn trong các trường hợp khác, có thể bạn cần cập nhật ứng dụng để thích ứng với những thay đổi của nền tảng.

Người dùng có thể bắt đầu nhận được nền tảng mới ngay khi mã nguồn được phát hành trên Dự án nguồn mở Android (AOSP). Vì vậy, ứng dụng của bạn phải sẵn sàng hoạt động được như mong đợi của người dùng, lý tưởng nhất là tận dụng các tính năng và API mới để khai thác tối đa nền tảng mới.

Thường thì quá trình di chuyển gồm 2 giai đoạn và có thể tiến hành đồng thời:

  • Đảm bảo khả năng tương thích của ứng dụng (theo bản phát hành Android 13 chính thức)
  • Nhắm đến các tính năng và API mới của nền tảng (càng sớm càng tốt sau khi bản phát hành hoàn chỉnh ra mắt)

Đảm bảo khả năng tương thích với Android 13

Quan trọng là bạn phải kiểm thử chức năng của ứng dụng hiện có dựa trên Android 13 để đảm bảo trải nghiệm chất lượng cao khi người dùng cập nhật lên phiên bản Android mới nhất. Một số thay đổi của nền tảng có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của ứng dụng. Vì vậy, bạn cần phải kiểm thử sớm và kỹ lưỡng, cũng như thực hiện mọi điều chỉnh cần thiết đối với ứng dụng.

Thường thì bạn có thể điều chỉnh ứng dụng và phát hành bản cập nhật mà không cần thay đổi targetSdkVersion của ứng dụng. Tương tự như vậy, bạn không cần phải sử dụng các API mới hoặc thay đổi compileSdkVersion của ứng dụng, tuy điều này còn tuỳ thuộc vào cách bạn xây dựng ứng dụng cũng như chức năng của nền tảng mà ứng dụng đó sử dụng.

Trước khi bắt đầu kiểm thử, hãy nhớ nắm bắt các thay đổi về hành vi đối với tất cả ứng dụng. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến ứng dụng của bạn, ngay cả khi bạn không thay đổi targetSdkVersion của ứng dụng.

Tải Android 13

Cài đặt ROM hình ảnh hệ thống Android 13 vào thiết bị hoặc hình tải ảnh hệ thống xuống cho trình mô phỏng Android.

Xem xét các thay đổi

Xem xét những thay đổi về hành vi của hệ thống để xác định những khía cạnh có thể khiến ứng dụng của bạn bị ảnh hưởng.

Kiểm thử

Cài đặt ứng dụng của bạn trên thiết bị hoặc trình mô phỏng rồi chạy chương trình kiểm thử. Tập trung vào các thay đổi về hành vi của hệ thống và xem xét mọi luồng ứng dụng.

Cập nhật

Chỉ thay đổi đoạn mã để thích ứng với thay đổi về hành vi hoặc giải quyết vấn đề. Biên dịch lại bằng chính cấp độ API mà ban đầu ứng dụng của bạn nhắm đến – không cần nhắm đến Android 13.

Xuất bản

Ký, tải lên và xuất bản tệp Android App Bundle hoặc tệp APK đã cập nhật.

Kiểm thử khả năng tương thích

Đối với hầu hết hoạt động, quy trình kiểm thử khả năng tương thích với Android 13 cũng tương tự như quy trình kiểm thử ứng dụng thông thường. Đây là thời điểm thích hợp để xem lại nguyên tắc cốt lõi về chất lượng ứng dụngcác phương pháp kiểm thử hay nhất.

Để kiểm thử, hãy cài đặt ứng dụng đã phát hành hiện tại trên một thiết bị chạy Android 13, đồng thời thực hiện tất cả quy trình và chức năng để tìm vấn đề. Để giúp quy trình kiểm thử của bạn tập trung hơn, hãy tham khảo các thay đổi về hành vi đối với tất cả ứng dụng mới có trong Android 13. Các thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cách ứng dụng của bạn hoạt động hoặc khiến ứng dụng đó gặp sự cố.

Ngoài ra, đừng quên tham khảo và kiểm thử việc sử dụng các giao diện bị hạn chế không phải SDK. Bạn nên thay thế mọi giao diện bị hạn chế mà ứng dụng sử dụng bằng một NDK hoặc SDK công khai tương đương. Hãy tìm những cảnh báo logcat nhấn mạnh các quyền truy cập này, đồng thời sử dụng phương thức StrictMode detectNonSdkApiUsage() để nắm bắt theo phương thức lập trình.

Cuối cùng, hãy nhớ kiểm thử đầy đủ các thư viện và SDK trong ứng dụng của bạn để đảm bảo các thư viện và SDK đó hoạt động như mong đợi trên Android 13, cũng như làm theo các phương pháp hay nhất về quyền riêng tư, hiệu suất, trải nghiệm người dùng, xử lý dữ liệu và quyền. Nếu bạn gặp phải vấn đề, hãy thử cập nhật lên phiên bản SDK mới nhất hoặc liên hệ với nhà phát triển SDK để được trợ giúp.

Sau khi hoàn tất quy trình kiểm thử và triển khai mọi nội dung cập nhật, bạn nên phát hành ngay ứng dụng tương thích. Việc này cho phép người dùng sớm dùng thử ứng dụng và giúp đảm bảo quá trình chuyển đổi của người dùng diễn ra suôn sẻ khi cập nhật lên Android 13.

Cập nhật tiêu chí nhắm mục tiêu của ứng dụng và xây dựng bằng các API mới

Sau khi phát hành phiên bản tương thích của ứng dụng, bước tiếp theo là thực sự hỗ trợ đầy đủ cho Android 13 bằng cách cập nhật targetSdkVersion và tận dụng các API và chức năng mới trong Android 13. Bạn có thể đưa ra những nội dung cập nhật này ngay khi sẵn sàng, đồng thời chú ý đến các yêu cầu của Google Play cho việc nhắm đến nền tảng mới.

Khi bạn lên kế hoạch hỗ trợ đầy đủ cho Android 13, hãy tham khảo các thay đổi về hành vi ảnh hưởng đến ứng dụng nhắm đến Android 13. Những thay đổi này về hành vi có thể gây ra các vấn đề về chức năng mà sau đó bạn phải giải quyết. Trong một số trường hợp, những thay đổi này đòi hỏi bạn phải dành nhiều công sức phát triển, vì vậy, bạn nên tìm hiểu và giải quyết càng sớm càng tốt. Để dễ dàng xác định những thay đổi cụ thể về hành vi sẽ ảnh hưởng đến ứng dụng của bạn, hãy sử dụng các nút bật/tắt về khả năng tương thích và bật các thay đổi mà bạn chọn để kiểm thử ứng dụng trong trường hợp tương ứng.

Các bước sau đây mô tả cách hỗ trợ đầy đủ cho Android 13.

Tải SDK Android 13

Cài đặt phiên bản xem trước mới nhất của Android Studio để tạo bản dựng cho Android 13. Hãy đảm bảo bạn có một thiết bị hoặc trình mô phỏng Android 13.
Cập nhật targetSdkVersion và các cấu hình bản dựng khác.

Xem xét các thay đổi về hành vi

Xem xét những thay đổi về hành vi áp dụng cho ứng dụng nhắm đến Android 13. Xác định những khía cạnh có thể ảnh hưởng đến ứng dụng của bạn rồi lên kế hoạch hỗ trợ tương ứng.

Kiểm tra dựa trên những thay đổi mới có về quyền riêng tư

Điều chỉnh đoạn mã và cấu trúc nếu cần thiết để hỗ trợ các thay đổi trên Android 13 về quyền riêng tư của người dùng.

Áp dụng các tính năng của Android 13

Khai thác các API của Android 13 để mang đến các tính năng và chức năng mới cho ứng dụng của bạn. Biên dịch lại cho Android 13.

Kiểm thử

Kiểm thử trên một thiết bị hoặc trình mô phỏng chạy Android 13. Tập trung vào những khía cạnh mà thay đổi về hành vi có thể ảnh hưởng đến ứng dụng của bạn. Dùng thử chức năng có sử dụng API mới. Đưa ra ý kiến phản hồi về API và nền tảng. Báo cáo mọi vấn đề về nền tảng, API hoặc SDK của bên thứ ba.

Cập nhật hoàn chỉnh

Sau khi các API Android 13 hoàn thiện, hãy cập nhật lại targetSdkVersion và các cấu hình bản dựng khác, cập nhật bổ sung và kiểm thử ứng dụng của bạn.

Xuất bản

Ký, tải lên và xuất bản tệp Android App Bundle hoặc tệp APK đã cập nhật.

Tải SDK, thay đổi tiêu chí nhắm mục tiêu, xây dựng bằng API mới

Để bắt đầu kiểm thử khả năng hỗ trợ đầy đủ cho Android 13, hãy sử dụng Android Studio phiên bản xem trước mới nhất để tải SDK Android 13 và mọi công cụ cần thiết khác. Tiếp theo, hãy cập nhật targetSdkVersioncompileSdkVersion của ứng dụng rồi biên dịch lại ứng dụng đó. Xem hướng dẫn thiết lập SDK để biết thông tin chi tiết.

Kiểm thử ứng dụng trên Android 13

Sau khi biên dịch ứng dụng và cài đặt trên một thiết bị chạy Android 13, hãy bắt đầu kiểm thử để đảm bảo ứng dụng đó hoạt động đúng cách khi nhắm đến Android 13. Một số thay đổi về hành vi chỉ áp dụng khi ứng dụng của bạn nhắm đến nền tảng mới. Vì vậy, bạn nên tham khảo các thay đổi tương ứng trước khi bắt đầu.

Với quy trình kiểm thử khả năng tương thích cơ bản, hãy xử lý mọi luồng và chức năng nhằm tìm kiếm vấn đề. Tập trung kiểm thử theo các thay đổi về hành vi đối với ứng dụng nhắm đến Android 13. Đây cũng là thời điểm thích hợp để kiểm tra ứng dụng của bạn dựa trên nguyên tắc cốt lõi về chất lượng ứng dụngcác phương pháp kiểm thử hay nhất.

Đừng quên tham khảo và kiểm thử việc sử dụng các giao diện bị hạn chế không phải SDK mà có thể áp dụng cho ứng dụng của bạn. Hãy tìm những cảnh báo logcat nhấn mạnh các quyền truy cập này, đồng thời sử dụng phương thức StrictMode detectNonSdkApiUsage() để nắm bắt theo phương thức lập trình.

Cuối cùng, hãy nhớ kiểm thử đầy đủ các thư viện và SDK trong ứng dụng của bạn để đảm bảo các thư viện và SDK đó hoạt động như mong đợi trên Android 13, cũng như làm theo các phương pháp hay nhất về quyền riêng tư, hiệu suất, trải nghiệm người dùng, xử lý dữ liệu và quyền. Nếu bạn gặp phải vấn đề, hãy thử cập nhật lên phiên bản SDK mới nhất hoặc liên hệ với nhà phát triển SDK để được trợ giúp.

Kiểm thử bằng cách sử dụng nút bật/tắt về khả năng tương thích của ứng dụng

Android 13 cung cấp các nút bật/tắt về khả năng tương thích giúp bạn dễ dàng kiểm thử ứng dụng theo các thay đổi về hành vi mà ứng dụng nhắm đến. Đối với ứng dụng có thể gỡ lỗi, nút bật/tắt cho phép bạn:

  • Kiểm thử các thay đổi được nhắm đến mà không thực sự thay đổi targetSdkVersion của ứng dụng. Bạn có thể sử dụng nút bật/tắt để buộc bật những thay đổi cụ thể về hành vi được nhắm đến nhằm đánh giá tác động đối với ứng dụng hiện tại.
  • Chỉ tập trung kiểm thử những thay đổi cụ thể. Thay vì phải cùng lúc giải quyết mọi thay đổi được nhắm đến, nút bật/tắt cho phép bạn chỉ bật những thay đổi mà mình muốn kiểm thử.
  • Quản lý nút bật/tắt thông qua adb. Bạn có thể sử dụng các lệnh adb để bật và tắt các thay đổi bật/tắt được trong môi trường kiểm thử tự động.
  • Sử dụng mã nhận dạng thay đổi tiêu chuẩn để gỡ lỗi nhanh hơn. Các thay đổi bật/tắt được sẽ có một mã nhận dạng và tên duy nhất mà bạn có thể dùng để gỡ lỗi nhanh nguyên nhân gốc trong dữ liệu đầu ra của nhật ký.

Khi bạn chuẩn bị thay đổi tiêu chí nhắm mục tiêu của ứng dụng hoặc trong quá trình bạn phát triển để hỗ trợ Android 13, nút bật/tắt có thể giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin, hãy xem nội dung Thay đổi về khung tương thích (Android 13).