Trình mô phỏng Android (Android Emulator) mô phỏng các thiết bị Android trên máy tính để bạn có thể kiểm tra ứng dụng của mình trên nhiều thiết bị và cấp độ API Android mà không cần có thiết bị thực.
Trình mô phỏng cung cấp hầu hết các tính năng của một thiết bị Android thực. Bạn có thể mô phỏng cuộc gọi điện thoại và tin nhắn văn bản đến, chỉ định vị trí của thiết bị, mô phỏng nhiều tốc độ mạng, mô phỏng thao tác xoay và các cảm biến phần cứng khác, truy cập Cửa hàng Google Play và nhiều chức năng khác.
Việc thử nghiệm ứng dụng trên trình mô phỏng có thể sẽ nhanh và dễ dàng hơn so với khi dùng thiết bị thực. Ví dụ: bạn có thể chuyển dữ liệu nhanh hơn sang trình mô phỏng so với khi sử dụng thiết bị được kết nối qua USB.
Trình mô phỏng có sẵn với các cấu hình được xác định trước cho nhiều loại thiết bị Android, máy tính bảng, Wear OS và Android TV.
Hãy xem video sau đây để nắm được thông tin tổng quan về một số tính năng của trình mô phỏng.
Bạn có thể sử dụng trình mô phỏng theo cách thủ công thông qua giao diện người dùng đồ hoạ của trình mô phỏng và theo phương thức lập trình thông qua dòng lệnh và bảng điều khiển trình mô phỏng. Để so sánh các tính năng có sẵn thông qua từng giao diện, hãy xem phần So sánh các công cụ Trình mô phỏng Android.
Yêu cầu và đề xuất
Trình mô phỏng Android có một số yêu cầu bổ sung (ngoài các yêu cầu cơ bản về hệ thống dành cho Android Studio) theo mô tả dưới đây:
- Bộ công cụ SDK 26.1.1 trở lên
- Bộ xử lý 64 bit
- Windows: Hỗ trợ CPU UG (khách không bị hạn chế)
- HAXM 6.2.1 trở lên (khuyên dùng HAXM 7.2.0 trở lên)
Việc sử dụng tính năng tăng tốc phần cứng còn có thêm một số yêu cầu trên Windows và Linux:
- Bộ xử lý Intel trên Windows hoặc Linux: Bộ xử lý Intel hỗ trợ chức năng Intel VT-x, Intel EM64T (Intel 64) và Thực thi vô hiệu hoá (XD) Bit
- Bộ xử lý AMD trên Linux: Bộ xử lý AMD có hỗ trợ AMD ảo hoá (AMD-V) và Tiện ích bổ sung SIMD phát trực tuyến 3 (Supplemental Streaming SIMD Extensions 3 – SSSE3)
- Bộ xử lý AMD trên Windows: Android Studio 3.2 trở lên và bản phát hành Windows 10 tháng 4 năm 2018 trở lên cho chức năng Windows Hypervisor Platform (WHPX)
Để dùng được trên Android 8.1 (API cấp 27) và ảnh hệ thống cao hơn, webcam đi kèm phải có khả năng chụp được khung hình 720p.
Ngừng hỗ trợ hệ thống Windows 32 bit
Trình mô phỏng Android không còn dùng hệ thống Windows 32 bit nữa từ tháng 6 năm 2019. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ trình mô phỏng Windows 32 bit cho đến hết tháng 6 năm 2020, bao gồm cả các bản sửa lỗi quan trọng nhưng sẽ không thêm tính năng mới nào. Nếu đang sử dụng trình mô phỏng trên hệ thống Windows 32 bit, bạn nên chuyển sang hệ thống Windows 64 bit.
Nếu đang sử dụng trình mô phỏng trên hệ thống Windows 32 bit, thì bạn có thể sử dụng Trình quản lý SDK để cài đặt phiên bản mới nhất của trình mô phỏng cho Windows 32 bit.
Cài đặt trình mô phỏng
Để cài đặt Trình mô phỏng Android, hãy chọn thành phần Android Emulator (Trình mô phỏng Android) trong thẻ SDK Tools (Công cụ SDK) của SDK Manager (Trình quản lý SDK). Để được hướng dẫn, hãy xem nội dun Cập nhật các công cụ của bạn bằng Trình quản lý SDK.
Thiết bị Android ảo
Trong mỗi lượt sử dụng, Trình mô phỏng Android đều sử dụng một thiết bị Android ảo (AVD) để chỉ định phiên bản Android và các đặc điểm phần cứng của thiết bị được mô phỏng. Để thử nghiệm ứng dụng một cách hiệu quả, bạn nên tạo một AVD mô phỏng từng thiết bị mà bạn muốn chạy ứng dụng. Để tạo và quản lý AVD, hãy sử dụng Device Manager (Trình quản lý thiết bị).
Mỗi AVD hoạt động như một thiết bị độc lập, có bộ nhớ riêng cho dữ liệu người dùng, thẻ SD, v.v. Theo mặc định, trình mô phỏng lưu trữ dữ liệu người dùng, dữ liệu thẻ SD và bộ nhớ đệm trong một thư mục dành riêng cho AVD đó. Khi bạn khởi chạy trình mô phỏng, thao tác này sẽ tải dữ liệu người dùng và dữ liệu thẻ SD qua thư mục AVD.
Chạy ứng dụng trên Trình mô phỏng Android
Bạn có thể chạy ứng dụng từ một dự án Android Studio hoặc chạy ứng dụng đã được cài đặt trên Trình mô phỏng Android giống như chạy ứng dụng bất kỳ trên thiết bị thực.
Cách khởi động Trình mô phỏng Android và chạy ứng dụng trong dự án:
- Trong Android Studio, hãy tạo một Thiết bị Android ảo (AVD) mà trình mô phỏng có thể sử dụng để cài đặt và chạy ứng dụng của bạn.
Trong thanh công cụ, hãy chọn AVD mà bạn muốn chạy ứng dụng trong trình đơn thả xuống về thiết bị mục tiêu.
Nhấp vào Run (Chạy)
.
Nếu bạn thấy thông báo lỗi hoặc cảnh báo ở đầu hộp thoại, hãy nhấp vào đường liên kết để khắc phục sự cố hoặc lấy thêm thông tin.
Có một số lỗi bạn phải khắc phục trước thì mới có thể tiếp tục, chẳng hạn như một số lỗi về Trình quản lý thực thi tăng tốc phần cứng (Hardware Accelerated Execution Manager – Intel HAXM).
Đối với macOS, nếu bạn gặp lỗi
Warning: No DNS servers found
khi khởi động trình mô phỏng, hãy kiểm tra xem bạn có tệp/etc/resolv.conf
hay không. Nếu bạn không có tệp này, hãy nhập lệnh sau đây trong cửa sổ dòng lệnh:ln -s /private/var/run/resolv.conf /etc/resolv.conf
Trợ lý ghép nối Wear OS
Trợ lý ghép nối Wear OS (Wear OS pairing assistant) hướng dẫn bạn từng bước bằng cách ghép nối trình mô phỏng Wear OS với điện thoại thực hoặc ảo trực tiếp trong Android Studio. Trợ lý có thể giúp bạn cài đặt đúng ứng dụng đồng hành Wear OS trên điện thoại, sau đó thiết lập kết nối giữa hai thiết bị. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chuyển đến trình đơn thả xuống về thiết bị > Wear OS Emulator Pairing Assistant (Trợ lý ghép nối trình mô phỏng Wear OS).
Chạy Trình mô phỏng Android mà không cần chạy ứng dụng trước
Cách khởi động trình mô phỏng:
Mở Device Manager (Trình quản lý thiết bị).
Nhấp đúp vào một AVD hoặc nhấp vào biểu tượng Chạy
.
Trình mô phỏng Android sẽ tải dữ liệu.
Trong khi trình mô phỏng đang chạy, bạn có thể chạy các dự án Android Studio và chọn trình mô phỏng làm thiết bị mục tiêu. Bạn cũng có thể kéo một hoặc nhiều tệp APK vào trình mô phỏng để cài đặt rồi chạy các tệp APK đó.
Chạy Trình mô phỏng Android ngay trong Android Studio
Theo mặc định, Trình mô phỏng Android chạy trực tiếp bên trong Android Studio. Điều này cho phép bạn bảo toàn chế độ hiển thị màn hình, di chuyển nhanh giữa trình mô phỏng và cửa sổ trình chỉnh sửa bằng cách sử dụng phím tắt, đồng thời sắp xếp quy trình IDE và trình mô phỏng trong một cửa sổ ứng dụng duy nhất.
Khi trình mô phỏng đang chạy, bạn có thể thực hiện các hành động phổ biến trong trình mô phỏng như xoay và dùng các chế độ điều khiển mở rộng như phát và điều hướng. Để chạy trình mô phỏng trong một cửa sổ riêng, hãy chuyển đến File (Tệp) > Settings (Cài đặt) > Tools (Công cụ) > Emulator (Trình mô phỏng) (Android Studio > Preferences (Tuỳ chọn) > Tools (Công cụ) > Emulator (Trình mô phỏng) trên macOS) rồi bỏ chọn Launch in a tool window (Chạy trong cửa sổ công cụ).
Các điểm hạn chế
Hiện tại, bạn không thể sử dụng các tuỳ chọn điều khiển mở rộng của trình mô phỏng khi đang chạy trình mô phỏng trong một cửa sổ công cụ. Nếu quy trình phát triển của bạn phụ thuộc nhiều vào các chế độ điều khiển mở rộng, hãy tiếp tục sử dụng Trình mô phỏng Android như một ứng dụng độc lập. Ngoài ra, có một số loại thiết bị ảo (chẳng hạn như Android TV và thiết bị có thể gập lại) không chạy được trong Android Studio vì chúng có các yêu cầu chuyên biệt về giao diện người dùng hoặc các chức năng quan trọng trong chế độ điều khiển mở rộng.
Cài đặt và thêm tệp
Để cài đặt một tệp APK trên thiết bị được mô phỏng, hãy kéo tệp APK đó vào màn hình của trình mô phỏng. Hộp thoại APK Installer (Trình cài đặt tệp APK) sẽ xuất hiện. Khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn có thể xem ứng dụng đó trong danh sách ứng dụng.
Để thêm một tệp vào thiết bị được mô phỏng, hãy kéo tệp đó vào màn hình của trình mô phỏng.
Tệp được đặt trong thư mục /sdcard/Download/
. Bạn có thể xem tệp qua Android Studio bằng Device File Explorer (Trình khám phá tệp trên thiết bị), hoặc tìm tệp trong thiết bị tại phần Download (Tải xuống) hoặc ứng dụng Files (Tệp), tuỳ thuộc vào phiên bản của thiết bị.
Bản lưu toàn cảnh
Bản lưu toàn cảnh (snapshot) là hình ảnh được lưu trữ của AVD (Thiết bị ảo Android) giúp bảo toàn bộ trạng thái của thiết bị tại thời điểm lưu — bao gồm cả chế độ cài đặt hệ điều hành, trạng thái ứng dụng và dữ liệu người dùng. Bạn có thể trở lại trạng thái đã lưu của hệ thống bằng cách tải bản lưu toàn cảnh bất cứ khi nào bạn muốn, giúp tiết kiệm thời gian chờ hệ điều hành và ứng dụng khởi động lại trên thiết bị ảo cũng như tiết kiệm công sức đưa ứng dụng của bạn trở lại trạng thái mà bạn muốn tiếp tục thử nghiệm. Việc khởi động một thiết bị ảo bằng cách tải bản lưu toàn cảnh cũng giống như việc đánh thức một thiết bị thực tế từ trạng thái ngủ, khá với việc khởi động một thiết bị từ trạng thái tắt nguồn.
Đối với mỗi AVD, bạn có thể có một bản lưu toàn cảnh Khởi động nhanh và không giới hạn số lượng bản lưu toàn cảnh thường.
Cách đơn giản nhất để tận dụng bản lưu toàn cảnh là sử dụng bản lưu toàn cảnh Khởi động nhanh: theo mặc định, mỗi AVD được thiết lập để tự động lưu bản lưu toàn cảnh Khởi động nhanh khi thoát và sẽ tải bản lưu toàn cảnh Khởi động nhanh khi khởi động.
Trong lần đầu AVD khởi động, AVD phải thực hiện khởi động nguội, giống như khi bật nguồn thiết bị. Nếu tính năng Khởi động nhanh được bật, thì tất cả các lần khởi động tiếp theo sẽ bắt đầu từ bản lưu toàn cảnh đã được chỉ định và hệ thống sẽ được khôi phục về trạng thái được lưu trong bản lưu toàn cảnh đó.
Bản lưu toàn cảnh bản được coi là hợp lệ cho hình ảnh hệ thống, cấu hình AVD và các tính năng của trình mô phỏng đã được lưu. Khi bạn thực hiện thay đổi trong khu vực bất kỳ trong số này, tất cả bản lưu toàn cảnh của AVD bị ảnh hưởng sẽ đều không hợp lệ. Mọi cập nhật đối với Trình mô phỏng Android, hình ảnh hệ thống hoặc chế độ cài đặt AVD sẽ đặt lại trạng thái đã lưu của AVD, vì vậy, trong lần tiếp theo bạn khởi động AVD, AVD phải thực hiện việc khởi động nguội.
Hầu hết tuỳ chọn điều khiển để lưu, tải và quản lý bản lưu toàn cảnh đều nằm trong thẻ Snapshots (Bản lưu toàn cảnh) và Settings (Cài đặt) trên ngăn Snapshots (Bản lưu toàn cảnh) trong cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng) của trình mô phỏng.
Bạn cũng có thể điều khiển các tuỳ chọn Khởi động nhanh khi khởi động trình mô phỏng qua dòng lệnh.
Lưu bản lưu toàn cảnh Khởi động nhanh
Khi đóng một AVD, bạn có thể chỉ định xem trình mô phỏng có tự động lưu bản lưu toàn cảnh khi bạn đóng hay không. Để kiểm soát hành vi này, hãy tiến hành như sau:
- Mở cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng) của trình mô phỏng.
- Trong danh mục điều khiển Snapshots (Bản lưu toàn cảnh), hãy chuyển đến thẻ Settings (Cài đặt).
Sử dụng trình đơn thả xuống Auto-save current state to Quickboot (Tự động lưu trạng thái hiện tại vào tính năng Khởi động nhanh) để chọn một trong các tuỳ chọn sau:
Yes (Có): Luôn lưu bản lưu toàn cảnh AVD khi bạn đóng trình mô phỏng. Đây là tuỳ chọn mặc định
No (Không): Không lưu bản lưu toàn cảnh AVD khi bạn đóng trình mô phỏng.
Lựa chọn của bạn chỉ áp dụng cho AVD đang mở. Bạn không thể lưu bản lưu toàn cảnh khi ADB đang ngoại tuyến (chẳng hạn như khi AVD vẫn đang khởi động).
Lưu bản lưu toàn cảnh thường
Tuy chỉ có thể lưu một bản lưu toàn cảnh Khởi động nhanh cho mỗi AVD, bạn có thể có nhiều bản lưu toàn cảnh thường cho mỗi AVD.
Để lưu bản lưu toàn cảnh thường, hãy mở cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng) của trình mô phỏng, chọn danh mục Snapshots (Bản lưu toàn cảnh) rồi nhấp vào Take snapshot (Lưu toàn cảnh) nút ở góc dưới bên phải cửa sổ.
Để chỉnh sửa tên và thông tin mô tả bản lưu toàn cảnh đã chọn, hãy nhấp vào nút chỉnh sửa ở cuối cửa sổ.
Xoá bản lưu toàn cảnh
Để xoá bản lưu toàn cảnh theo cách thủ công, hãy mở cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng) của trình mô phỏng, chọn danh mục Snapshots (Bản lưu toàn cảnh), chọn bản lưu toàn cảnh rồi nhấp vào biểu tượng xoá ở cuối cửa sổ.
Bạn cũng có thể chỉ định xem bạn có muốn trình mô phỏng tự động xoá bản lưu toàn cảnh khi các trang đó không hợp lệ không, chẳng hạn như khi bạn thay đổi chế độ cài đặt AVD hoặc phiên bản trình mô phỏng. Theo mặc định, trình mô phỏng sẽ hỏi xem bạn có muốn xoá bản lưu toàn cảnh không hợp lệ hay không. Bạn có thể thay đổi chế độ cài đặt này qua trình đơn Delete invalid snapshots (Xóa bản lưu toàn cảnh không hợp lệ) trong thẻ Settings (Cài đặt) của ngăn Snapshots (Bản lưu toàn cảnh).
Tải bản lưu toàn cảnh
Để tải một bản lưu toàn cảnh bất cứ lúc nào, hãy mở cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng) của trình mô phỏng, chọn danh mục Snapshots (Bản lưu toàn cảnh), chọn một bản lưu toàn cảnh rồi nhấp vào biểu tượng tải ở cuối cửa sổ.
Trong Android Studio phiên bản 3.2 trở lên, mỗi cấu hình thiết bị bao gồm một Boot option (Tuỳ chọn khởi động) trong phần cài đặt nâng cao trong hộp thoại Virtual Device Configuration (Cấu hình thiết bị ảo) để chỉ định bản lưu toàn cảnh nào sẽ tải khi khởi động AVD.
Tắt tính năng Khởi động nhanh
Nếu muốn tắt tính năng Khởi động nhanh để AVD luôn khởi động nguội, hãy làm như sau:
- Chọn Tools (Công cụ) > Device Manager (Trình quản lý thiết bị) rồi nhấp vào biểu tượng Edit this AVD (Chỉnh sửa AVD này)
.
- Nhấp vào Show Advanced Settings (Hiện chế độ cài đặt nâng cao) rồi di chuyển xuống phần Emulated Performance (Hiệu suất mô phỏng).
- Chọn Cold boot (Khởi động nguội).
Khởi động nguội một lần
Thay vì tắt hoàn toàn tính năng Khởi động nhanh, bạn có thể khởi động nguội chỉ một lần bằng cách nhấp vào Cold Boot Now (Khởi động nguội ngay) trên trình đơn thả xuống của AVD trong Device Manager (Trình quản lý thiết bị).
Yêu cầu đối với bản lưu toàn cảnh và cách khắc phục sự cố
- Không dùng được bản lưu toàn cảnh trên Android 4.0.4 (API cấp 15) trở xuống.
- Không dùng được bản lưu toàn cảnh với ảnh hệ thống ARM cho Android 8.0 (API cấp 26).
- Nếu trình mô phỏng không khởi động được qua một bản lưu toàn cảnh, hãy chọn Cold Boot Now (Khởi động nguội ngay) cho AVD trong Trình quản lý thiết bị rồi gửi báo cáo lỗi.
- Bản lưu toàn cảnh không đáng tin cậy khi tính năng kết xuất phần mềm đang bật. Nếu bản lưu toàn cảnh không hoạt động, hãy nhấp vào biểu tượng Edit this AVD (Chỉnh sửa AVD này)
trong Device Manager (Trình quản lý thiết bị) rồi thay đổi Graphics (Đồ hoạ) thành Hardware (Phần cứng) hoặc Automatic (Tự động).
- Tải hoặc lưu bản lưu toàn cảnh là một hoạt động cần nhiều bộ nhớ. Nếu bạn không có đủ dung lượng RAM trống khi quá trình tải hoặc lưu bắt đầu, có thể hệ điều hành sẽ hoán đổi nội dung của RAM sang ổ đĩa cứng, việc này có thể làm chậm đáng kể quá trình này. Nếu gặp phải tình trạng tải hoặc lưu bản lưu toàn cảnh với tốc độ rất chậm, thì bạn có thể đẩy nhanh tốc độ của các quá trình này bằng cách giải phóng RAM. Thao tác đóng các ứng dụng không cần thiết là một cách tốt để giải phóng RAM.
Thao tác trên màn hình trình mô phỏng
Sử dụng con trỏ chuột trên máy tính để bắt chước ngón tay của bạn trên màn hình cảm ứng, chọn các mục trong trình đơn và các trường nhập dữ liệu và nhấp vào các nút nhấp và nút điều khiển. Sử dụng bàn phím máy tính để nhập các ký tự và nhập phím tắt trình mô phỏng.
Bảng 1. Cử chỉ để thao tác trong trình mô phỏng
Tính năng | Mô tả |
---|---|
Vuốt màn hình | Trỏ vào màn hình, nhấn và giữ nút chuột chính, vuốt qua màn hình rồi thả ra. |
Kéo một mục | Trỏ vào một mục trên màn hình, nhấn và giữ nút chuột chính, di chuyển mục đó rồi thả ra. |
Nhấn (nhấn) |
Trỏ vào màn hình, nhấn nút chuột chính rồi thả ra. Ví dụ: bạn có thể nhấp vào một trường văn bản để bắt đầu nhập văn bản vào đó, chọn một ứng dụng hoặc nhấn một nút. |
Nhấn đúp | Trỏ vào màn hình, nhấn nhanh nút chuột chính hai lần rồi thả ra. |
nhấn và giữ | Trỏ vào một mục trên màn hình, nhấn nút chuột chính, giữ rồi thả ra. Ví dụ: bạn có thể mở các tuỳ chọn cho một mục. |
Nhập | Bạn có thể nhập vào trình mô phỏng bằng cách sử dụng bàn phím máy tính hoặc sử dụng bàn phím bật lên trên màn hình trình mô phỏng. Ví dụ: bạn có thể nhập vào một trường văn bản sau khi đã chọn. |
Nhấn phím Control (Command trên Mac) để hiện ra một giao diện cảm ứng đa điểm nhấn dùng được cử chỉ chụm. Chuột đóng vai trò là ngón tay đầu tiên, còn điểm neo là ngón tay thứ hai. Kéo con trỏ để di chuyển điểm đầu tiên.
Nhấp vào nút chuột trái để thực hiện thao tác nhấn xuống cả hai điểm rồi thả ra để thực hiện thao tác nhấc cả hai ngón lên |
|
Vuốt theo chiều dọc | Mở trình đơn dọc (vertical) trên màn hình rồi sử dụng cuộn lăn chuột để di chuyển qua các mục trong trình đơn cho đến khi bạn thấy mục mình muốn. Nhấp vào mục trong trình đơn để chọn. |
Thực hiện các thao tác phổ biến trong trình mô phỏng
Để thực hiện các thao tác phổ biến trên trình mô phỏng, hãy sử dụng bảng điều khiển ở bên phải, theo mô tả trong bảng 2.
Bạn có thể sử dụng phím tắt để thực hiện nhiều thao tác phổ biến trong trình mô phỏng. Để xem danh sách đầy đủ các phím tắt trong trình mô phỏng, hãy nhấn phím F1 (Command+/ trên Mac) để mở ngăn Help (Trợ giúp) trong cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng).
Bảng 2. Các thao tác phổ biến trong trình mô phỏng
Tính năng | Mô tả |
---|---|
Đóng![]() |
Đóng trình mô phỏng. |
Thu nhỏ![]() |
Thu nhỏ cửa sổ trình mô phỏng. |
Đổi kích thước | Đổi kích thước trình mô phỏng như khi bạn thực hiện với mọi cửa sổ hệ điều hành khác. Trình mô phỏng duy trì một tỷ lệ khung hình phù hợp với thiết bị của bạn. |
Nguồn![]() |
Nhấp để bật hoặc tắt màn hình. Nhấp và giữ để bật hoặc tắt thiết bị. |
Tăng âm lượng![]() |
Nhấp để xem thanh trượt điều khiển và tăng âm lượng. Nhấp lần nữa để tăng âm lượng hoặc dùng thanh trượt điều khiển để thay đổi âm lượng. |
Giảm âm lượng![]() |
Nhấp để xem thanh trượt điều khiển và giảm âm lượng. Nhấp lần nữa để giảm âm lượng hoặc dùng thanh trượt điều khiển để thay đổi âm lượng. |
Xoay trái![]() |
Xoay thiết bị 90 độ ngược chiều kim đồng hồ. |
Xoay phải![]() |
Xoay thiết bị 90 độ theo chiều kim đồng hồ. |
Chụp màn hình![]() |
Nhấp để chụp ảnh màn hình thiết bị. Để biết thông tin chi tiết, hãy xem phần Ảnh chụp màn hình. |
![]() |
Nhấp để con trỏ để thay đổi sang biểu tượng thu phóng. Để thoát khỏi chế độ thu phóng, hãy nhấp lại vào nút đó. Phóng to và thu nhỏ ở chế độ thu phóng:
Để quay ở chế độ thu phóng, hãy giữ phím Control (Command trên Mac) trong khi nhấn các phím mũi tên trên bàn phím. Để nhấn vào màn hình thiết bị ở chế độ thu phóng, hãy phím Control và nhấp (Command và nhấp trên Mac). |
Quay lại![]() |
Quay lại màn hình trước hoặc đóng hộp thoại, trình đơn tuỳ chọn, bảng thông báo hoặc bàn phím ảo. |
Màn hình chính![]() |
Quay về Màn hình chính. |
Tổng quan
![]() (Ứng dụng gần đây) |
Nhấn để mở danh sách hình thu nhỏ của các ứng dụng bạn mới dùng gần đây. Để mở một ứng dụng, hãy nhấn vào đó. Để xoá một hình thu nhỏ khỏi danh sách, hãy vuốt sang trái hoặc sang phải. Không dùng được nút này trên Wear OS. |
Gập![]() |
Đối với các thiết bị có thể gập lại, hãy gập thiết bị để hiện cấu hình màn hình nhỏ hơn. |
Mở gập![]() |
Đối với các thiết bị có thể gập lại, hãy mở thiết bị ra để hiện cấu hình màn hình lớn hơn. |
Trình đơn | Nhấn tổ hợp phím Control+M (Command+M trên Mac) để mô phỏng nút Trình đơn. |
Thêm![]() |
Nhấp để truy cập các tính năng và chế độ cài đặt khác như mô tả trong bảng tiếp theo. |
Ghi màn hình
Bạn có thể ghi video và âm thanh qua Trình mô phỏng Android rồi lưu bản ghi vào một tệp WebM hoặc GIF động.
Các nút điều khiển chế độ ghi màn hình nằm trong thẻ Screen record (Ghi màn hình) của cửa sổ Extended Controls (Chế độ điều khiển mở rộng).
Mẹo: Bạn cũng có thể mở các tùy chọn điều khiển hoạt động ghi màn hình bằng cách nhấn tổ hợp phím Control + Shift + R (hoặc Command + Shift + R trên Mac).
Để bắt đầu ghi màn hình, hãy nhấp vào nút Start recording(Bắt đầu ghi) trong thẻ Screen record (Ghi màn hình). Để dừng ghi, hãy nhấp vào Stop recording (Dừng ghi).
Các nút điều khiển để phát và lưu video đã ghi nằm ở cuối thẻ Screen record (Ghi màn hình). Để lưu video, hãy chọn WebM hoặc GIF trong trình đơn ở cuối thẻ rồi nhấp vào Save (Lưu).
Bạn cũng có thể ghi và lưu bản ghi màn hình qua trình mô phỏng bằng cách sử dụng lệnh sau trên dòng lệnh:
adb emu screenrecord start --time-limit 10 [path to save video]/sample_video.webm
Ảnh chụp màn hình
Để chụp ảnh màn hình thiết bị ảo, hãy nhấp vào nút Take screenshot (Chụp ảnh màn hình) .
Trình mô phỏng tạo một tệp PNG có tên là Screenshot_yyyymmdd-hhmmss.png
chứa thông tin năm, tháng, ngày, giờ, phút và giây của ảnh chụp. Ví dụ: Screenshot_20160219-145848.png
.
Theo mặc định, ảnh chụp màn hình này sẽ được lưu vào màn hình máy tính (desktop). Để thay đổi nơi lưu ảnh chụp màn hình, hãy sử dụng tuỳ chọn điều khiển Screenshot save location (Vị trí lưu ảnh chụp màn hình) trong danh mục Settings (Cài đặt) trong cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng).
Bạn cũng có thể chụp ảnh màn hình qua dòng lệnh bằng một trong các lệnh sau:
screenrecord screenshot [destination-directory]
adb emu screenrecord screenshot [destination-directory]
Hỗ trợ máy ảnh
Trình mô phỏng hỗ trợ việc sử dụng chức năng máy ảnh cơ bản trên thiết bị ảo cho các phiên bản Android trước đây. Android 11 trở lên hỗ trợ thêm các tính năng máy ảnh sau đây cho Trình mô phỏng Android:
- Chụp ảnh RAW
- Xử lý lại YUV
- Thiết bị cấp 3
- Hỗ trợ máy ảnh logic
- Mô phỏng hướng cảm biến bằng cách sử dụng dữ liệu trong trình quản lý cảm biến
- Áp dụng tính năng ổn định video bằng cách giảm tần suất tín hiệu bắt tay (handshake)
- Áp dụng tính năng nâng cao độ tương phản cạnh bằng cách xoá hiệu ứng nâng cấp thường được thực hiện trong quy trình YUV
- Nhiều máy ảnh đồng thời
Máy ảnh cảnh ảo và ARCore
Bạn có thể sử dụng máy ảnh cảnh ảo (virtual scene camera) trong môi trường ảo để thử nghiệm các ứng dụng thực tế tăng cường (AR) được tạo bằng ARCore.
Để nắm thông tin về cách sử dụng máy ảnh cảnh ảo trong trình mô phỏng, hãy xem nội dung Chạy ứng dụng thực tế tăng cường trong Trình mô phỏng Android.
Khi dùng ứng dụng máy ảnh trong trình mô phỏng, bạn có thể nhập hình ảnh ở định dạng PNG hoặc JPEG để sử dụng bên trong cảnh ảo. Để chọn một hình ảnh để sử dụng trong một cảnh ảo, hãy nhấp vào Add image (Thêm hình ảnh) trong thẻ Camera (Máy ảnh) > Virtual scene image (Hình ảnh cảnh ảo) trong cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng). Bạn có thể dùng tính năng này để nhập hình ảnh tuỳ chỉnh (chẳng hạn như mã QR) để dùng với mọi ứng dụng dựa trên máy ảnh. Để biết thêm thông tin, hãy xem nội dung Thêm hình ảnh tăng cường vào cảnh.
Dùng macro để thử nghiệm các hành động thực tế tăng cường phổ biến
Bạn có thể giảm đáng kể thời gian cần thiết để thử nghiệm các hành động thực tế tăng cường phổ biến bằng cách sử dụng macro đặt trước trong trình mô phỏng. Ví dụ: bạn có thể dùng macro để đặt lại tất cả cảm biến trên thiết bị về trạng thái mặc định.
Trước khi sử dụng macro, hãy làm theo các bước trong phần Chạy ứng dụng thực tế tăng cường trong Trình mô phỏng Android để thiết lập máy ảnh cảnh ảo cho ứng dụng, chạy ứng dụng trên trình mô phỏng và cập nhật ARCore. Sau đó, hãy làm theo các bước sau để sử dụng macro của trình mô phỏng:
- Khi trình mô phỏng đang chạy và ứng dụng kết nối với ARCore, hãy nhấp vào biểu tượng More (Thêm)
trong bảng điều khiển trình mô phỏng.
- Chọn Record and Playback > Macro Playback (Ghi và phát > Phát macro).
Chọn macro mà bạn muốn sử dụng, sau đó nhấp vào Play. (Phát)
Trong khi phát lại, bạn có thể gián đoạn macro bằng cách nhấp vào Stop (Dừng).
Chế độ điều khiển mở rộng, chế độ cài đặt và trợ giúp
Sử dụng các tuỳ chọn điều khiển mở rộng để gửi dữ liệu, thay đổi thuộc tính thiết bị, điều khiển ứng dụng, v.v. Để mở cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng), hãy nhấp vào biểu tượng More (Thêm) trong bảng điều khiển trình mô phỏng.
Bạn có thể dùng phím tắt để thực hiện nhiều thao tác trong số này. Để xem danh sách đầy đủ các phím tắt trong trình mô phỏng, hãy nhấn F1 (Command+/ trên Mac) để mở bảng Help (Trợ giúp).
Bảng 3. Thông tin chi tiết về các chế độ điều khiển mở rộng
Tính năng | Mô tả |
---|---|
Vị trí |
Trình mô phỏng cho phép bạn mô phỏng thông tin về "vị trí của tôi" ("my location"): vị trí nơi đang đặt thiết bị được mô phỏng. Ví dụ: nếu bạn nhấp vào biểu tượng My Location (Vị trí của tôi) Các chế độ điều khiển dành cho thông tin vị trí của thiết bị được sắp xếp trong hai thẻ: Single points (Điểm đơn) và Routes (Tuyến đường). Điểm đơn Trong thẻ Single points (Điểm đơn), bạn có thể sử dụng chế độ xem web của Google Maps để tìm kiếm các địa điểm yêu thích, giống như cách bạn sử dụng Google Maps trên điện thoại hoặc trong trình duyệt. Khi tìm kiếm (hoặc nhấp vào) một vị trí trong bản đồ, bạn có thể lưu vị trí đó bằng cách chọn Save point (Lưu điểm) gần cuối bản đồ. Tất cả vị trí bạn đã lưu được liệt kê ở bên phải cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng). Để đặt vị trí của trình mô phỏng thành vị trí bạn đã chọn trên bản đồ, hãy nhấp vào nút Set location (Đặt vị trí) gần khu vực dưới cùng bên phải cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng). Tuyến đường Tương tự như thẻ Single points (Điểm đơn), thẻ Routes(Tuyến đường) cung cấp chế độ xem web của Google Maps mà bạn có thể dùng để tạo tuyến đường giữa hai hoặc nhiều vị trí. Để tạo và lưu một tuyến đường, hãy làm như sau:
Để mô phỏng trình mô phỏng theo tuyến đường bạn đã lưu, hãy chọn tuyến đường trong danh sách Saved routes (Tuyến đường đã lưu) rồi nhấp vào Play route (Chạy hành trình) gần phía dưới cùng bên phải của cửa sổ Extended controls (Chế độ điều khiển mở rộng). Để dừng quá trình mô phỏng, hãy nhấp vào Stop route (Dừng hành trình). Để liên tục mô phỏng trình mô phỏng theo tuyến đường đã chỉ định, hãy bật nút bên cạnh Repeat playback (Lặp lại quá trình chạy). Để thay đổi tốc độ của trình mô phỏng theo tuyến đường đã chỉ định, hãy chọn một tuỳ chọn trong trình đơn thả xuống Playback speed (Tốc độ chạy). Nhập dữ liệu KML và KML Để sử dụng dữ liệu địa lý ở định dạng trao đổi GPS (GPX) hoặc tệp Ngôn ngữ đánh dấu Keyhole (KML):
Tốc độ mặc định có Delay (Độ trễ) ở giá trị (Speed 1X) (Tốc độ 1X). Bạn có thể tăng tốc độ lên gấp đôi (Speed 2X) (Tốc độ 2X), gấp ba (Speed 3X) (Tốc độ 3X), v.v. |
Màn hình |
Trình mô phỏng cho phép bạn triển khai ứng dụng ra nhiều màn hình, hỗ trợ các kích thước có thể tuỳ chỉnh và có thể giúp bạn thử nghiệm các ứng dụng hỗ trợ nhiều cửa sổ và nhiều màn hình. Khi một thiết bị ảo đang chạy, bạn có thể thêm tối đa hai màn hình bổ sung như sau:
|
Mạng di động | Trình mô phỏng cho phép bạn mô phỏng nhiều điều kiện mạng. Bạn có thể ước tính tốc độ mạng cho nhiều giao thức mạng hoặc có thể chỉ định Full (Cao nhất). Cách này cho phép tốc độ truyền dữ liệu bằng tốc độ tối đa mà thiết bị cho phép. Việc chỉ định giao thức mạng luôn chậm hơn Full (Cao nhất). Bạn cũng có thể chỉ định trạng thái của mạng dữ liệu và thoại, chẳng hạn như chuyển vùng. Các giá trị mặc định được đặt trong AVD. Chọn Network type (Loại mạng):
Chọn Signal strength (Độ mạnh tín hiệu):
Chọn Voice status (Trạng thái thoại), Data status (Trạng thái dữ liệu) hoặc cả hai:
|
Pin | Bạn có thể mô phỏng các thuộc tính pin của thiết bị để xem ứng dụng hoạt động như thế nào trong nhiều điều kiện. Để chọn một Charge level (Mức sạc), hãy sử dụng thanh trượt điều khiển. Chọn giá trị Charger connection (Kết nối bộ sạc):
Chọn một giá trị Battery health (Tình trạng pin):
Chọn giá trị Battery status (Trạng thái pin):
|
Điện thoại | Trình mô phỏng cho phép bạn mô phỏng tin nhắn văn bản và cuộc gọi đến. Cách bắt đầu một cuộc gọi đến trình mô phỏng:
Cách gửi tin nhắn văn bản đến trình mô phỏng:
|
Bàn phím di chuyển | Nếu AVD đã bật chế độ bàn phím di chuyển trong hồ sơ phần cứng, thì bạn có thể sử dụng bàn phím di chuyển trong trình mô phỏng. Tuy nhiên, có một số thiết bị không hỗ trợ bàn phím di chuyển (ví dụ: một chiếc đồng hồ Android). Những nút này mô phỏng các thao tác sau: ![]() |
Vân tay | Chế độ điều khiển này có thể mô phỏng 10 lần quét vân tay riêng biệt. Bạn có thể sử dụng tính năng này để thử nghiệm phương thức tích hợp vân tay trong ứng dụng. Tính năng này đã bị tắt trên Android 5.1 (API cấp 22) trở xuống và trên Wear OS. Cách mô phỏng quá trình quét vân tay trên thiết bị ảo:
|
Virtual sensors (Cảm biến ảo) > Gia tốc kế (Accelerometer) |
Chế độ điều khiển này cho phép bạn thử nghiệm ứng dụng dựa trên thay đổi về vị trí, hướng của thiết bị hoặc cả hai. Ví dụ: bạn có thể mô phỏng các cử chỉ như nghiêng và xoay. Gia tốc kế không theo dõi vị trí tuyệt đối của thiết bị: chỉ phát hiện thời điểm xảy ra thay đổi. Chế độ điều khiển này mô phỏng phản hồi của cảm biến từ kế và gia tốc kế khi bạn di chuyển hoặc xoay thiết bị thực. Bạn phải bật cảm biến gia tốc kế trong AVD để sử dụng được chức năng này. Chế độ điều khiển này báo cáo các sự kiện Chế độ điều khiển này cũng báo cáo các sự kiện Để xoay thiết bị quanh trục x, y và z, hãy chọn Rotate (Xoay) rồi thực hiện một trong những thao tác sau:
Hãy xem nội dung Tính toán hướng của thiết bị để biết thêm thông tin về cách tính toán độ nghiêng trái phải/lên xuống theo trục chính/trục phụ (yaw, pitch và roll). Để di chuyển thiết bị theo chiều ngang (x) hoặc chiều dọc (y), hãy chọn Move (Di chuyển) rồi thực hiện một trong những thao tác sau:
Cách đặt thiết bị ở góc 0, 90, 180 hoặc 270 độ:
Khi bạn điều chỉnh thiết bị, trường Resulting values (Giá trị kết quả) sẽ thay đổi tương ứng. Đây là những giá trị mà ứng dụng có thể truy cập. Để biết thêm thông tin về những cảm biến này, hãy xem nội dung Tổng quan về cảm biến, Cảm biến chuyển động và Cảm biến vị trí. |
Virtual sensors (Cảm biến ảo) > Additional sensors (Cảm biến bổ sung) | Trình mô phỏng có thể mô phỏng nhiều loại cảm biến vị trí và môi trường. Chế độ này cho phép bạn điều chỉnh các cảm biến sau đây để thử nghiệm các ứng dụng:
Để biết thêm thông tin về những cảm biến này, hãy xem nội dung Tổng quan về cảm biến, Cảm biến vị trí và Cảm biến môi trường. |
Bản lưu toàn cảnh | Xem nội dung bản lưu toàn cảnh. |
Ghi màn hình | Xem nội dung Ghi màn hình. |
Settings (Cài đặt) > General (Chung) |
|
Settings (Cài đặt) > Proxy | Theo mặc định, trình mô phỏng sử dụng các chế độ cài đặt proxy HTTP của Android Studio, nhưng màn hình này cho phép bạn tự xác định một cấu hình proxy HTTP cho trình mô phỏng. Để biết thêm thông tin, hãy xem nội dung Sử dụng trình mô phỏng với một proxy. |
Settings (Cài đặt) > Advanced (Nâng cao) |
|
Help(Trợ giúp) > Keyboard Shortcuts (Phím tắt) | Ngăn này cung cấp một danh sách đầy đủ phím tắt cho trình mô phỏng. Để mở ngăn này khi đang làm việc trong trình mô phỏng, hãy nhấn phím F1 (Command+/ trên Mac). Để các phím tắt hoạt động, tuỳ chọn Send keyboard shortcuts (Gửi phím tắt) trong ngăn cài đặt General (Chung) phải được đặt thành Emulator controls (default) (Điều khiển trình mô phỏng (mặc định)). |
Help (Trợ giúp) > Emulator Help (Trợ giúp trong trình mô phỏng) | Để xem tài liệu trực tuyến về trình mô phỏng, hãy nhấp vào Documentation (Tài liệu). Để báo cáo lỗi trong trình mô phỏng, hãy nhấp vào Send feedback (Gửi phản hồi). Để biết thêm thông tin, hãy xem nội dung cách báo cáo lỗi trong trình mô phỏng. |
Help (Trợ giúp) > About (Giới thiệu) | Xem cổng adb mà trình mô phỏng sử dụng cũng như số phiên bản Android và phiên bản trình mô phỏng. So sánh phiên bản trình mô phỏng mới nhất hiện có với phiên bản bạn dùng để xác định xem bạn đã cài đặt phần mềm mới nhất hay chưa. Ví dụ: số sê-ri của trình mô phỏng là emulator-adb_port, bạn có thể chỉ định số này làm một tuỳ chọn dòng lệnh adb. |
Wi-Fi
Khi bạn sử dụng AVD có API cấp 25 trở lên, trình mô phỏng sẽ cung cấp một điểm truy cập Wi-Fi mô phỏng ("AndroidWifi") và Android sẽ tự động kết nối với điểm truy cập đó.
Bạn có thể tắt Wi-Fi trong trình mô phỏng bằng cách chạy trình mô phỏng với thông số dòng lệnh -feature -Wifi
.
Các điểm hạn chế
Trình mô phỏng Android không có phần cứng ảo cho những tính năng sau:
- Bluetooth
- NFC
- Lắp/chèn thẻ SD
- Tai nghe gắn thiết bị
- USB
Trình mô phỏng đồng hồ cho Wear OS không có nút Overview (Recent Apps) Tổng quan (Ứng dụng gần đây)), D-pad và cảm biến vân tay.