Android vitals

Android vitals là một sáng kiến của Google nhằm cải thiện chất lượng kỹ thuật của các ứng dụng trong Google Play trên thiết bị Android. Khi một người dùng (đã chọn tham gia) chạy ứng dụng, thiết bị Android của họ sẽ ghi lại các thông số đánh giá chất lượng, như chỉ số về độ ổn định, chỉ số hiệu suất, mức sử dụng pin và từ chối cấp quyền. Đây là dữ liệu do Google Play tổng hợp và có thể truy cập được theo 2 cách: thông qua Google Play Console trong trang tổng quan Android vitals và thông qua API Google Play Developer Reporting.

Nhà phát triển cần theo dõi để đảm bảo rằng tất cả các chỉ số quan trọng này không ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng. Cụ thể, các nhà phát triển cần quan tâm nhất đến 2 chỉ số quan trọng chính: tỷ lệ sự cố mà người dùng nhận thấytỷ lệ lỗi ANR mà người dùng nhận thấy.

Các chỉ số quan trọng chính và hành vi xấu

Các chỉ số quan trọng chính của ứng dụng ảnh hưởng đến chế độ hiển thị của ứng dụng trên Google Play. Mỗi chỉ số quan trọng chính có một ngưỡng hành vi xấu toàn cục và một ngưỡng hành vi xấu trên mỗi thiết bị. Các chỉ số này cũng xuất hiện trong Android vitals và được liệt kê dưới đây.

Câu hỏi thường gặp

Các chỉ số quan trọng chính là gì?

Các chỉ số quan trọng chính là các chỉ số quan trọng nhất trong Android vitals, ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của ứng dụng trên Google Play. Các chỉ số quan trọng chính bao gồm tỷ lệ sự cố mà người dùng nhận thấytỷ lệ lỗi ANR mà người dùng nhận thấy.

Ngưỡng hành vi xấu là gì?

Mỗi chỉ số quan trọng chính có hai ngưỡng hành vi xấu: một ngưỡng hành vi xấu toàn cục bao gồm toàn bộ phiên trên tất cả thiết bị và một ngưỡng hành vi xấu trên mỗi thiết bị (chỉ điện thoại). Các ngưỡng cụ thể sẽ hiển thị trong Android vitals.

NGƯỠNG HÀNH VI XẤU
Để tăng tối đa khả năng xuất hiện của ứng dụng/trò chơi của bạn trên Google Play, vui lòng duy trì sử dụng giá trị thấp hơn các ngưỡng này.
Toàn cục (trung bình trên nhiều thiết bị) Trên mỗi mẫu điện thoại Theo mẫu đồng hồ
Tỷ lệ sự cố mà người dùng nhận thấy 1.09% 8% 4%
Tỷ lệ lỗi ANR mà người dùng nhận thấy 0.47% 8% (5%)

Các chỉ số quan trọng chính có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng xuất hiện của trò chơi hay ứng dụng của bạn trên Play?

Nếu ứng dụng hoặc trò chơi của bạn vượt quá ngưỡng hành vi xấu tổng thể ở bất kỳ chỉ số quan trọng chính nào, Play có thể làm giảm khả năng hiển thị ứng dụng hoặc trò chơi của bạn cho người dùng trên tất cả các mẫu thiết bị. Nếu ứng dụng hoặc trò chơi của bạn vượt quá ngưỡng hành vi xấu trên mỗi thiết bị ở bất kỳ chỉ số quan trọng chính nào cho từng mẫu thiết bị, Play có thể giảm khả năng hiển thị ứng dụng hoặc trò chơi của bạn đối với người dùng trên mẫu thiết bị đó. Play cũng có thể cho thấy cảnh báo trên trang thông tin của bạn trong Cửa hàng Play để người dùng biết rằng có thể ứng dụng của bạn không hoạt động bình thường trên thiết bị của họ.

Có thể xảy ra trường hợp đồng thời vượt quá ngưỡng hành vi xấu toàn cục và trên từng thiết bị hay không? Hoặc chỉ vượt quá một trong hai ngưỡng hành vi xấu đó? Tôi phải làm gì nếu trường hợp này xảy ra?

Tất cả các trường hợp trên đều có thể xảy ra. Để cải thiện chất lượng tổng thể, bạn cần nhắm đến mục tiêu khắc phục các sự cố và cụm lỗi ANR ảnh hưởng đến hầu hết người dùng nói chung. Để cải thiện chất lượng của mỗi thiết bị, bạn nên khắc phục các sự cố và lỗi ANR lớn nhất trên mẫu thiết bị đó. Nếu đồng thời xảy ra cả hai trường hợp, bạn nên bắt đầu khắc phục bằng cách tập trung vào các sự cố và lỗi ANR toàn cục gây ảnh hưởng nhiều nhất. Việc này có thể giúp cải thiện chất lượng trên hầu hết mẫu thiết bị chính.

Tôi cần sự trợ giúp để khắc phục sự cố kỹ thuật. Tôi nên bắt đầu từ đâu?

Chúng tôi đã biên soạn một số tài nguyên để giúp bạn bắt đầu chẩn đoán và khắc phục các vấn đề kỹ thuật trong ứng dụng hoặc trò chơi.

Các chỉ số quan trọng chính

Tỷ lệ lỗi ANR mà người dùng nhận thấy
Tỷ lệ sự cố mà người dùng nhận thấy

Tất cả các chỉ số quan trọng khác:

Đánh thức quá nhiều lần
Lỗi xảy ra với tính năng khoá chế độ thức một phần
Quét tìm Wi-Fi ở chế độ nền quá nhiều lần
Mức sử dụng mạng quá mức ở chế độ nền
Thời gian khởi động ứng dụng
Kết xuất chậm
Phiên bị chậm
Từ chối cấp quyền

Tôi không muốn hành vi xấu hoặc cảnh báo trên trang thông tin trên Cửa hàng Play bất ngờ phát sinh. Làm cách nào để tôi có thể phòng tránh được việc này?

Thường thì Play sẽ xem xét dữ liệu của 28 ngày qua khi đánh giá chất lượng. Android vitals sẽ cảnh báo cho bạn về mọi hành vi xấu trong vòng 28 ngày.

  • Hãy thường xuyên kiểm tra giao diện người dùng hoặc cân nhắc sử dụng API Báo cáo để trực tiếp đưa dữ liệu này vào quy trình làm việc của bạn.
  • Định cấu hình cảnh báo qua email trong Play Console về hành vi xấu.
  • Android vitals sẽ báo cáo "các vấn đề mới nổi", được định nghĩa là thiết bị vượt qua ngưỡng hành vi xấu trên mỗi thiết bị trong vòng 7 ngày. Thời gian để bạn khắc phục vấn đề là tối đa 21 ngày.

Tôi có rất nhiều thiết bị gặp phải hành vi xấu. Làm thế nào để khắc phục được vấn đề này?

Đôi khi, một số yếu tố nào đó trong phần cứng hoặc phần mềm thiết bị có thể là nguyên nhân dẫn đến sự cố. Để giúp bạn phát hiện và giải quyết các vấn đề đó, một tính năng mới trong Android vitals sẽ thông báo cho bạn nếu chúng tôi tìm thấy mối liên hệ tiềm ẩn bất kỳ giữa tỷ lệ sự cố ở mức cao và các thuộc tính chính của thiết bị như RAM, phiên bản Android và hệ thống trên chip cũng như các thông số khác. Bạn cũng có thể tự khám phá các mối liên hệ trong công cụ Phạm vi tiếp cận và thiết bị trong Play Console.

Trong Android vitals, bạn còn có thể xem thông tin tổng hợp về thiết bị chỉ với một lần nhấp, bao gồm cả số lượt cài đặt, doanh thu, điểm xếp hạng và bài đánh giá. Thông tin này xuất hiện trên bảng điều khiển bên để bạn không phải rời khỏi trang truy cập.

Nếu tôi khắc phục vấn đề trên một thiết bị, mất bao lâu để cảnh báo được gỡ bỏ?

Play đánh giá hằng ngày các chỉ số quan trọng chính của bạn theo chu kỳ 28 ngày trung bình luân phiên. Ngay khi mức trung bình luân phiên thấp hơn ngưỡng, Android vitals sẽ ngừng đưa ra cảnh báo. Các cảnh báo về trang thông tin trên Cửa hàng Play có thể được gỡ bỏ trước thời hạn này nếu thuật toán của Play nhận thấy chất lượng kỹ thuật của bạn đạt yêu cầu.

Nếu tôi không thể khắc phục vấn đề hoặc tôi không muốn cải thiện thêm thì điều gì sẽ xảy ra?

Hãy đảm bảo rằng bạn đã cân nhắc kỹ hệ quả và cơ hội khi trải nghiệm kém kéo dài để quyết định xem có cần khắc phục vấn đề hay không. Hành vi xấu gây ảnh hưởng đến người dùng hiện tại và làm giảm khả năng chinh phục người dùng tiềm năng. Khi không thể khắc phục hành vi xấu trên mỗi thiết bị, bạn nên xem xét thiết bị mục tiêu của mình và chỉnh sửa logic cho phù hợp.

Tại sao số lượng sự cố và tỷ lệ sự cố Android vitals không khớp với số lượng sự cố và tỷ lệ sự cố tôi thấy trong giải pháp riêng của tôi hoặc giải pháp khác của bên thứ ba?

Android vitals là nguồn thông tin đáng tin cậy của Google Play để đánh giá chất lượng kỹ thuật. Số lượng và tỷ lệ sự cố Android vitals có thể không khớp với số lượng và tỷ lệ sự cố ở các nguồn khác vì một số lý do:

  • Thông tin về Android vitals đến từ nền tảng Android và ghi lại một số sự kiện mà SDK không xem được, bao gồm:
    • Sự cố khi khởi chạy, xảy ra trước khi khởi chạy SDK
    • Lỗi ANR trước phiên bản Android 12
  • Android vitals chỉ tính các vấn đề được báo cáo trên các thiết bị đã chứng nhận và trên các ứng dụng đã cài đặt qua Google Play. Các nguồn dữ liệu khác có thể không áp dụng những quy tắc ràng buộc này.
  • Android vitals chỉ thu thập dữ liệu qua những người dùng đã chọn chia sẻ thông tin sử dụng và chẩn đoán. Các công cụ khác có thể không yêu cầu người dùng chọn sử dụng. Ngay cả khi có, rất khó để thu thập dữ liệu từ cùng một nhóm người dùng được chọn sử dụng trên Android.
  • Để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, chúng tôi sẽ chỉ hiển thị các chỉ số trong trang tổng quan nếu thu thập được đủ dữ liệu để tạo báo cáo ẩn danh.
  • Tỷ lệ sự cố có thể được tính theo cách khác. Tỷ lệ sự cố của Android vitals tính số lượng sự cố (sự cố, lỗi ANR, v.v.) trên mỗi người dùng đang hoạt động hằng ngày. Crashlytics tính số lượng vấn đề trên mỗi phiên ứng dụng. Ví dụ: nếu người dùng chơi một trò chơi 3 lần trong 1 ngày và gặp một sự cố, Android vitals sẽ cho thấy tỷ lệ sự cố là 100%, còn Crashlytics sẽ hiển thị tỷ lệ sự cố là 33%.

Để biết thêm thông tin chi tiết về cách thu thập dữ liệu, vui lòng xem Trung tâm trợ giúp của Play Console.